Sự quang khử Natri_ferrioxalat

Trong dung dịch phức ferrioxalat bị phân hủy bởi ánh sáng. Điều này được mô tả chi tiết hơn dưới dạng muối kali. Một số mẫu tinh thể được cho tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp trong một vài giờ, các tinh thể lớn hơn không xảy ra hiện tượng gì, nhưng dung dịch và tinh thể nhỏ sau khi tiếp xúc đã thay đổi màu sắc thành các dạng màu xanh lục khác nhau.

Nếu một dung dịch chứa cả hai loại ion: ion ferrioxalat màu lục và ion oxalat không màu được đặt dưới nguồn ánh sáng mạnh, như ánh nắng trực tiếp, ánh sáng cho phép sắt(III) oxi hóa một trong những cấu tử oxalat thành cacbon dioxit và tạo thành ion phức feroxalat [Fe(C2O4)2]2- màu cam nâu, trong đó nguyên tử trung tâm là sắt(II), tuy nhiên, khi đặt trong bóng tối, sắt(II) lại bị oxi hóa trở lại thành sắt(III) bởi oxy trong không khí, và màu xanh lá của ion phức ferrioxalat lại trở lại. Phức sắt(II) màu cam nâu bắt đầu xuất hiện sau khoảng mười phút phơi nắng và sau khi trải qua vài tiếng ở trong ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hơn một nửa của phức sắt(III) màu xanh đã bị khử. Sự tái oxi hóa trong bóng tối xảy ra chậm và có thể quan sát được dưới nền ánh sáng điện. Nếu tiến trình này được lặp lại rất nhiều tháng, như là để lại một bình chứa ở bên ngoài tiếp xúc với ánh mặt trời mỗi ngày, cuối cùng hầu hết những ion oxalat đều bị oxi hóa thành cacbonat và sắt tồn tại dưới dạng sắt(III) hydroxit, Fe(OH)3.

Điều này ngụ ý rằng khi tiếp xúc với môi trường, nhất là môi trường ẩm thấp ion ferioxalat khá là không bền và dần dần phân hủy thông qua các quá trình oxi hóa-khử trên thành các dạng thường gặp hơn và bền hơn.

Các phản ứng oxi hóa-khử xúc tác bằng ánh sáng trên từng tạo nên cơ sở của quá trình nhiếp ảnh, tuy nhiên vì độ nhạy thấp và sự tiện dụng của nhiếp ảnh kỹ thuật số những quá trình trên đã trở nên lỗi thời và bị lãng quên đi.